Thiết kế xây dựng nhà phố bao gồm những nội dung cơ bản sau:
Thiết kế xây dựng nhà phố bao gồm những nội dung cơ bản sau:
1. Công nghệ thi công
- Nhà tư vấn thiết kế, kiến trúc sư của Đại Phong Thủy sẽ đưa ra những phương án phù hợp với từng đối tượng khách hàng để các bạn lựa chọn.
2. Công năng sử dụng
- Tùy thuộc vào nhu cầu và sở thích của khách hàng để các kĩ sư kiến trúc tại Đại Phong Thủy có thể lựa chọn phương án hiệu quả và đạt chất lượng. Đồng thời, cần nắm vững, bám sát công năng, nhu cầu sử dụng của khách hàng để tối ưu hóa tính chất dịch vụ.
3. Phương án kiến trúc
- Khi thiết kế xây dựng nhà phố có nhiều phương án kiến trúc khác nhau, từ cổ điển, tân cổ điển đến hiện đại.
4. Tuổi thọ công trình
- Thi công không chỉ đảm bảo được tính thẩm mỹ, giá trị, vẻ đẹp của công trình mà còn chú trọng tới sự tồn tại, bền vững lâu dài với thời gian của hệ công trình thi công.
5. Phương án kết cấu
- Kết cấu xây dựng bao gồm việc tính toán các lực đỡ, nội lực và biến dạng do tác động của ngoại lực lên một hệ chịu lực của công trình xây dựng. Đồng thời, cần đảm bảo hệ chịu lực phải nằm trong trạng thái cân bằng ổn định.
6. Phương án phòng chống cháy nổ
- Với hiện trạng rò rỉ, chập điện, áp suất thay đổi đột ngột, ma sát tính điện cao,… khiến nhiều ngôi nhà, chung cư, biệt thự hay tòa nhà bốc cháy, xử lí không kịp thời đã để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng. Do đó, khi thiết kế thi công xây dựng nhà phố các kĩ sư, kiến trúc sư của Đại Phong Thủy sẽ tư vấn cho gia chủ, khách hàng những kiến thức căn bản để phòng chống tình trạng cháy nổ. Đồng thời, trang bị các thiết bị như bình cứu hỏa, sử dụng vật liệu không bắt lửa hay lắp đặt các hệ thống có khả năng hạn chế tối đa tình trạng xảy ra hỏa hoạn.
7. Phương án sử năng lượng đạt hiệu suất cao
- Tận dụng, tối ưu hóa công năng sử dụng nguồn năng lượng từ thiên nhiên như: sử dụng sức gió trong quá trình làm mát hay năng lượng mặt trời để tạo sóng điện,…trong thiết kế nhà đẹp không chỉ giúp cho gia đình tiết kiệm được chi phí, điện năng sử dụng mà còn an toàn, bảo vệ được môi trường sống.
- Kiến trúc sư của chúng tôi sẽ cho khách hàng biết về lợi ích và công năng sử dụng năng lượng tự phát. Từ đó, đưa ra những bản mẫu thiết kế thi công phù hợp, đạt chuẩn với công trình xây dựng, bắt kịp xu hướng hiện đại hóa trong thời kì hội nhập phát triển công nghệ 4.0.
8. Giải pháp bảo vệ môi trường
- Khi thiết kế thi công cần đưa ra những giải pháp phù hợp, sử dụng năng lượng thiên nhiên sẵn có như mặt trời, gió, nước,… nhằm đảm bảo an toàn và thân thiện với môi trường sống.
- Trong quá trình thi công xây dựng cần hạn chế quá trình tác động, ảnh hưởng đến môi trường. Vận hành theo đúng quy chuẩn khi thi công, áp dụng mô hình sống xanh quanh nhà như xây hồ cá, trồng rau xanh, các loại hoa….
9. Tổng dự toán, dự toán chi phí xây dựng phù hợp với từng bước thiết kế xây dựng
- Dự toán là được lập cho từng công trình thiết kế thi công xây dựng nhà phố trong dự án theo khối lượng của hồ sơ thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, đơn giá và định mức tương ứng.
- Dự toán công trình được lập là căn cứ để lập kế hoạch và quản lý vốn đầu tư xây dựng công trình, là cơ sở để xác định giá trị để giao nhận thầu xây lắp. Ước lập là ước lượng và lập bảng dự toán, ví dụ như giá xi măng lên xuống khác thường thì mình lấy khoảng trung bình thôi, sau đó rồ lập bảng dự toán tổng chi phí cho công trình.
Thi công phần móng
- Phần móng nhà là bước đầu tiên và quan trọng, một nền móng tốt sẽ cho phép thực hiện được các công đoạn sau. Gồm các công việc chuẩn bị, vệ sinh mặt bằng nơi thi công, định vị móng, đào đất móng, vận chuyển đất dư, đổ bê tông lót, gia công lắp dựng cốt thép móng, gia công lắp dựng cốt- pha móng đổ bê tông móng. Tiếp theo là các công việc gia công lắp dựng cốt thép, cốp pha, đổ bê tông cổ cột, gia công lắp dựng cốt thép cốp pha đổ bê tông đà kiềng.
- Mặt bằng sau khi được chuẩn bị sẽ được định vị móng, sử dụng các thiết bị để đào đất móng và vận chuyển đất thừa đi nơi khác. Tiếp sau đó, bê tông sẽ được đổ lót vào phần móng, lắp cốt thép móng, lắm cốt-pha móng để tiến hành đổ bê tông. Cuối cùng là đổ bê tông lắp dựng cốt thép, cốt pha, đổ bê tông cột… Những bước này là công đoạn vất vả nhất, được thực hiện nhanh chóng và cẩn thận nhất để mang lại phần móng nhà chắc chắn nhất.
Thi công phần khung
- Phần khung sẽ là công đoạn tiếp theo của thi công phần thô. Khung nhà bao gồm toàn bộ hệ thống khung kết cấu bê tông và hệ thống tường bao, tường ngăn cách các phòng. Một hệ thống khung chuẩn gồm 5 phần chính đó là cột nhà, dầm nhà, bản sàn, tường nhà, cầu thang. Thi công phần khung sẽ trải qua các công đoạn cụ thể sau:
- Đan thép: Việc đan thép phải theo đúng chỉ định của bản vẽ kết cấu, đúng chủng loại và độ dài của các cấu kiện thép
- Ghép cốt pha: cần thực hiện theo đúng quy chuẩn công trình xây dựng về lựa chọn gỗ cốt pha, kết nối các cốt pha thật chặt và gọn gàng. Đổ dầm bê tông: có thể thực hiện bằng các thiết bị chuyên dụng như máy trộn bê tông, xe trộn bê tông và bơm bê tông bằng vòi bơm tùy vào đơn vị thi công. Quá trình này cần đến sự phối trộn tỉ lệ hợp lí để có được phần bê tông vững chắc, quá nhiều hoặc quá ít một phần nào đó cũng khiến kết quả cuối cùng không hoàn hảo.
- Rút cốt pha: cần lưu ý về độ ngưng kết của bê tông, nếu không đạt chuẩn thì phần khung sẽ yếu và một số đơn vị thi công thường hay rút ngắn thời gian ở giai đoạn này khiến nhà yếu và thời gian sử dụng thấp
- Xây tường cần được thực hiện thẳng đều, sử dụng dọi để theo dõi độ thẳng và một bức tường đạt chuẩn sẽ chống thấm tốt hơn.
Bước 1: Trát bả tường
Bước 2: Láng sàn
Bước 3: Ốp lát gạch
Bước 4: Sơn, vôi tường
Bước 5: Lắp đặt hệ thống điện, nước
Bước 6: Lắp đặt nội thất
Bước 7: Bàn giao